Thái Yên là làng mộc truyền thống nổi tiếng có lịch sử lâu đời và có tiềm năng phát triển rất lớn. Theo số liệu thống kê, Thái Yên có hơn 1717 hộ gia đình với hơn 80% hộ chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Tuy nhiên, việc sản xuất kinh doanh đồ gỗ còn theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, mang tính cá nhân, hộ gia đình. Với việc thiếu chuyên nghiệp hóa trong các khâu từ sản xuất đến thị trường và chưa có một mô hình liên kết chuyên nghiệp trong sản xuất kinh doanh dẫn đến giá thành sản phẩm cao, mẫu mã chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

Do đó, sản xuất theo mô hình doanh nghiệp, sản xuất theo cơ chế thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu, liên kết trong sản xuất kinh doanh được xem là các mục tiêu quan trọng và cấp thiết của Thái Yên trong thời gian tới. Trong đó thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu cho hoạt động kinh doanh phát triển và bền vững.

thanh lap doanh nghiep la co hoi khoi nghiep tot

Thành lập doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho người kinh doanh

Bạn là hộ kinh doanh cá thể hay hộ gia đình sản xuất kinh doanh? Bạn đang có nhu cầu sản xuất kinh doanh? Bạn đang mong muốn mở rộng và chuyên nghiệp hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình?  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn cho mình

 

1. Chứng thực được hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân.

Quyết định thành lập doanh nghiệp và cầm trên tay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hình thức bảo hộ cho các họat động kinh doanh của chính DN bạn. Trong trường hợp rủi ro, kinh doanh thua lỗ, Doanh nghiệp được phép phá sản theo Luật phá sản.

2. Được sử dụng con dấu trong quá trình kinh doanh, buôn bán, sản xuất

Khi ký kết hợp đồng Doanh nghiệp sử dụng con dấu của công ty mình thể hiện tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với khách hàng, nhằm tăng độ uy tín với khách hàng, khách hàng yên tâm hơn khi giao dịch.

2. Khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn

Không cần phải mất quá nhiều chi phí khi thành lập doanh nghiệp mà có thể kêu gọi các cá nhân, tổ chức khác cùng góp vốn vào Doanh nghiệp với nhiều hình thức để mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh, sức mạnh tài chính trước các đối thủ. Ngược lại, nếu bạn không muốn tiếp tục kinh doanh, có thể chuyển nhượng vốn góp, hoặc bán cả doanh nghiệp cho người khác để rút lui dễ dàng.

4. Dễ dàng hơn khi vay vốn ngân hàng

Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng Doanh nghiệp có thể vay vốn của Ngân hàng (trừ Doanh nghiệp tư nhân vì Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân), được hưởng hỗ trợ từ các nguồn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp với mức lãi suất ưu đãi rất thấp, còn các hộ gia đình, hộ kinh doanh không phải là pháp nhân nên không được đứng tên vay vốn, nếu muốn vay vốn thì chủ hộ phải đứng ra vay với tư cách vay cá nhân.

5. Giao kết hợp đồng

Với mô hình hộ kinh doanh, điểm bất lợi nữa của khách hàng là không thể đứng tên trên các giao kết hợp đồng. Còn tất cả Doanh nghiệp trừ Doanh nghiệp tư nhân thì có thể giao kết hợp đồng.

6. Sử dụng lao động

Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một hộ kinh doanh được phép sử dụng không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh sử dụng hơn 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.  Quy định này là hợp lý nhằm tạo điều kiện cho những tổ chức kinh tế có quy mô sử dụng lao động lớn hơn 10 người được thành lập một cách chính thức và được hoạt động trong một môi trường kinh doanh minh bạch hơn, được pháp luật bảo vệ tốt hơn.

7. Chế độ trách nhiệm

Đối với các hộ kinh doanh, sản xuất không có tư cách Pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong khi so với các loại hình Doanh nghiệp (trừ Doanh nghiệp tư nhân) chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản đã góp vào công ty.

8. Thương hiệu

Khi đăng ký thành lập Doanh nghiệp pháp luật có quyền bảo vệ thương hiệu cho Doanh nghiệp.Tên Doanh nghiệp gắn liền với tên thương hiệu và không được ai đặt trùng cũng như không được cấp phép kinh doanh nếu sai phạm.

9. Hình thức nộp thuế

Khi thành lập doanh nghiệp sẽ được in hoá đơn, hạch toán thuế bằng phần mềm kế toán; kê khai, nộp thuế bằng hình thức kê khai qua mạng và nộp thuế điện tử; tự kê khai và xác định mức thuế… Còn hộ kinh doanh thì việc kê khai, nộp thuế đều thực hiện theo hình thức thủ công và phải tự ra kho bạc nộp thuế; nộp thuế theo hình thức khoán.

Như vây, việc thành lập doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình doanh nghiệp mang lại rất nhiều giá trị, lợi ích cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình, hộ kinh doanh tại Thái Yên việc thành lập và hoạt động theo mô mình doanh nghiệp có thể còn khá mới mẻ, chúng ta chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm  trong vấn đề này và lo sợ các thủ tục hành chính rườm ra trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu này, Công ty Cổ phần CED – là đơn vị tư vấn của dự án CCN Thái Yên (phần mở rộng) cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miến phí nhằm hỗ trợ cho các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể tại Thái Yên. Đến với Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp của CED bạn không chỉ được hỗ trợ miễn phí các hồ sơ thủ tục trong thành lập doanh nghiệp mà còn được cung cấp, trang bị và hỗ trợ các kiến thức về doanh nghiệp như thuế, quản lý doanh nghiệp, phát triển thương hiệu…

Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy đến với Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp của CED để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, đầy đủ hơn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CED

Địa chỉ: Số 255 Nguyễn Du – TP. Hà Tĩnh

Điện thoại: (0239)3. 79.79.89

Email: ketnoidoanhnghiepht@gmail.com

 

Thành lập doanh nghiệp- Cơ hội kinh doanh bứt phá cho Làng nghề mộc Thái Yên